Thursday, August 16, 2012

Các trung tâm dịch thuật thời xã hội hóa

Những năm gần đây, sách ngoại xuất hiện rất nhiều trên thị trường sách nước ta. Và các trung tâm dịch thuật vì thế mà được thành lập. Khi đất nước mở cửa, những giá trị văn hóa trên thế giới theo sách đến với độc giả. Các nhà sách, đặc biệt là các trung tâm dịch thuât và các nhà sách tư nhân đã nắm bắt được tình hình và đã nhanh nhạy mua bản quyền từ các tác giả nước ngoài để đàng hoàng đưa những tác phẩm hay của thế giới đến độc giả trong nước.

Nhìn qua thị trường sách nước ta hiện nay, sách nước ngoài chiếm con số không nhỏ, khoảng 70%, và lượng bạn đọc tìm đến sách ngoài nước, cũng là con số rất lớn. Những quyển như Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dám thất bại, Harry Potter, Triệu phú khu ổ chuột, Chạng vạng, Trăng non,… được đầu tư công phu và bán rất chạy. Chính vì nhu cầu tìm đọc sách nước ngoài của công chúng yêu sách trong nước rất lớn nên các trung tâm dịch thuật, nhà sách tư nhân đã không ngần ngại đầu tư từ việc mua bản quyền tác phẩm đến thành lập đội ngũ dịch thuật hùng hậu và có nghề cùng việc quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm. Và tác phẩm nước ngoài đến với bạn đọc trong nước có thành công hay không, một phần lớn phụ thuộc vào người dịch hay còn gọi là người chuyển ngữ. Chính vì vậy mà các nhà sách tư nhân không ngại ngần đầu tư đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp và say mê nghề cho riêng mình.

Nếu như những năm trước đây, khi thị trường sách trong nước chưa nhiều sách nước ngoài thì dịch giả chủ yếu dịch vì bản thân yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm kia, và dịch thuật cũng chưa được xem là một nghề thì công việc chuyển ngữ này cũng chỉ vì họ có sở thích, đam mê là chính chứ không nghĩ đến công sức bỏ ra được đền bù xứng đáng ra sao. Trong khi đó, công việc chuyển ngữ tác phẩm, nhất là tác phẩm văn học, đòi hỏi dịch giả phải là người giỏi tiếng Việt, thông thạo ngoại ngữ và am tường văn hóa. Do vậy, công việc dịch sách nước ngoài sang tiếng Việt là điều rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức đầu tư của người dịch. Vì thế, để chuyển những tác phẩm hay của nước ngoài trở thành sách best-seller trong nước, những trung tâm dich thuật nhà làm sách đã chăm lo cho đội ngũ dịch thuật của mình rất chu đáo.

Rõ ràng, người dịch là tác giả thứ hai của tác phẩm. Do đó, để có được tác phẩm chuyển ngữ thành công ở trong nước thì người dịch và người làm sách phải có cùng tiếng nói chung.

Hiện nay, bên cạnh những dịch giả lâu năm, giỏi về nghề thì các nhà sách tư nhân vẫn rộng cửa đón nhận những người mới vào nghề chuyển ngữ và vẫn có chế độ ưu đãi với họ để các tác giả thứ hai này làm nghề một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, với những quyển sách khó như sách chuyên ngành hay các tác phẩm văn học mang tính triết học cao thì người làm sách cũng có chế độ hậu đãi hơn so với các tác phẩm mang tính giải trí thị trường. Tủ sách Tinh hoa - nơi tập trung những tác phẩm văn học hay, kinh điển, khó dịch thì các trung tâm dịch thuật cũng đã có sự đầu tư lớn cho dịch giả.

Với sự đầu tư kĩ lưỡng đầu vào cũng như những ưu đãi xứng đáng, các dịch giả hiện nay đã có đất để làm nghề và thỏa mãn niềm say nghề của mình. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ đầu tư vào dịch các tác phẩm nước ngoài mà các tác phẩm Việt Nam cũng được quan tâm và dịch ra các ngôn ngữ quốc tế.

2 comments:

  1. Trung tâm dịch thuật thành phố Hồ Chí Minh

    ReplyDelete
  2. Mình thấy nên xây dựng một trung tâm dịch thuật để mọi hoạt động có tổ chức và phát triển tập trung hơn

    ReplyDelete